Sơ đồ chiến thuật dùng 3 trung vệ chưa có giải đấu lớn nào mà sự xuất hiện của nó lại dày đặc như tại EURO 2020. Vì sao xu hướng này lại phor biến? Đấy đâu phải là phát kiến mới đặc sắc, để nhà nhà phải chạy theo như một trào lưu?
Cách chơi dùng 3 trung vệ không mới mẻ gì. Sao nó lại bỗng vô cùng “thời thượng” tại EURO này?
Trong tất cả các trận đấu của Bỉ, Đức, Hà Lan tại EURO này, họ đều sửu dụng sơ đồ chiến thuật có 3 trung vệ. Có 8 đội khác đã dùng sơ đồ có 3 trung vệ, tối thiểu là trong một hoặc vài trận. Đội gần như không bao giờ chơi theo kiểu này là Pháp. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn knock-out, họ vẫn sửu dụng 3 trung vệ. Tương tự Anh cũng vậy: sử dụng sơ đồ tương tự để chạm trán với người Đức. Lần đầu góp mặt ở một giải lớn, Bắc Macedonia ra mắt với sơ đồ có 3 trung vệ. Sau 2 trận thua, Đan Mạch cũng chuyển sang cách chơi này. Và kỳ tích lập tức được họ tạo nên, dù thua cả 2 trận đầu tiên, nhưng họ vẫn vượt qua vòng bảng (Đan Mạch đi tiếp nhờ tư cách nhì bảng chứ không cần vé vớt. Sau đó, họ thẳng tiến đến bán kết).
Có thể bạn quan tâm: Hé lộ bí mật nhà cái bóng đá
Khi HLV này tiếp quản Chelsea vào giữa mùa bóng, người ta rập khuôn lối chơi của Thomas Tuchel, không đổi sang cách chơi có 3 trung vệ, và thành công vang dội ở cả Champions League (vô địch), lẫn Premier League (vào Top 4)? Đấy chỉ là một ví dụ điển hình. Inter của HLV Antonio Conte ở mùa bóng vừa qua cũng vô địch Serie A với sơ đồ chủ đạo có 3 trung vệ. Thật ra, Atalanta mới là điển hình, nếu cần tìm một ấn tượng sâu đậm, hơn mọi nhà vô địch. Tiếp tục thành công, đội bóng ít tên tuổi này không chỉ ở Serie A hoặc Champions League, mà còn là CLB có nhiều ảnh hưởng tại EURO 2020. Công thức này được tân HLV Julian Nagelsmann của Bayern Munich tỏ ra ưa thích. Có thể PSG sắp tới cũng sẽ chơi như vậy. Khi nhìn vào thị trường chuyển nhượng, qua suy luận của giới quan sát, họ đều nghĩ như vậy.
Nhìn chung, ưu điểm của cách chơi với 3 trung vệ (với các sơ đồ 3-4-3; 3-4-1-2; 3-4-2-1; 3-5-2; 3-5-1-1) là tấn công mạnh mẽ và dễ dàng ở 2 cánh. Và do có 1 trung vệ hỗ trợ (như libero) cho 2 trung vệ khác, nên chắc chắn trong việc bọc lót. Cách chơi này dễ mang đến hiệu quả tức thời (không phải chuẩn bị quá công phu), đồng thời lấy phòng thủ làm nền tảng. Do đó, nó được ưa chuộng. Tuchel vừa đến Chelsea đã chuyển sang cách chơi này, thành công ngay lập tức. Vì HLV Kasper Hjulmand (Đan Mạch) buộc phải rũ bỏ tất cả sau khi mất ngôi sao lớn nhất và duy nhất trong đội, Christian Eriksen, nên ông cũng đã học theo con đường này, và thành công. Hjulmand chọn 3-4-3, khi phải chơi theo một cách hoàn toàn khác, không hề chuẩn bị!
Đương nhiên, được chỗ này phải mất chỗ khác. Sẽ không có cặp tiền vệ lá chắn nếu muốn có đến 3 trung vệ. Cụ thể hơn, đâu có thứ gì trên đời vừa “hay” lại vừa “dễ”! Hjulmand không còn cách khác, mới phải chơi 3-4-3, và thật đáng ngưỡng mộ với sự thành công của ông. Trong khi đó, chỉ biết đi theo con đường đơn giản, Roberto Martinez (Bỉ) và Joachim Loew (Đức) đều lộ rõ sự kém cỏi. Vì không nghĩ ra điều hay ho nào, họ thất bại như một lẽ đương nhiên. Tổng quát nhất: giá trị chuyên môn thấp của EURO 2020 đã được thể hiện rõ qua sự phổ biến của cách đá có 3 trung vệ – hầu hết vì không phải chuẩn bị quá công phu, nên chọn con đường 3 trung vệ.