Vòng bảng EURO trước đó, và giai đoạn knock-out sắp tới là hai tình huống khác nhau hoàn toàn, mà theo đó các đội sẽ thể hiện mục tiêu khác hẳn nhau, tùy vào bối cảnh riêng. Nếu chỉ nhìn vào sự thể hiện ở vòng bảng để đánh giá thực lực các đội trong giai đoạn quan trọng sắp tới, thực sự sẽ là 1 sai lầm lớn.
Sau khi oanh liệt thủ hòa Pháp và Đức, Hungary “quả cảm” đã phải dừng bước khiến cho người hâm mộ phải tiếc nuối. Có lẽ trong số các đội không qua được vòng bảng, đây là đội bóng để lại ấn tượng sâu đậm nhất. Tuy nhiên, nếu cứ nhắc mãi chuyện Hungary dẫn điểm trước Pháp và Đức, hoặc cầm chân Bồ Đào Nha đến tận phút 84, thì e rằng sẽ xa rời thực tế.
Bóng đá không phải là bộ môn như vậy. Bóng đá là môn chơi kéo dài 90 phút, và chỉ sau khi quả bóng ngừng lăn, thì mới có thể khẳng định được kết quả. (“Và cuối cùng thì người Đức luôn thắng” – chẳng phải tự nhiên mà câu nói của huyền thoại Gary Lineker pha lẫn hài hước, và gồm đủ triết lý trở nên bất hủ đến như vậy).
Xin nhấn mạnh lại, toàn bộ đều xuất phát từ một thể thức, điều lệ cụ thể; mới dẫn tới những toan tính chi tiết cho một chiến lược cụ thể; để rồi xuất hiện các trận đấu như mọi người đã xem. Không chỉ bảng F “tử thần”, mà tất cả vòng bảng của EURO 2020đều là như vậy, với không có đội mạnh nào bị loại là kết quả chung.
Có thể bạn quan tâm: Những web cá độ bóng đá uy tín nhất hiện nay
Ví dụ nếu đá theo chuẩn mực “4 đội chọn 2” thì một trong ba đội Pháp, Đức, Bồ Đào Nha chắc chắn sẽ bị loại. Lúc đó, người ta phải toan tính cách khác, với sự khắc nghiệt đó, người ta phải chọn chiến lược khác sao cho phù hợp. Ở đó mà “nếu này nếu nọ” cho một Hungary hoàn toàn không có cửa để qua mặt bất cứ đội bóng lớn nào.
Một lý thuyết ít được bàn đến là: sở dĩ Hungary “dám chơi”, đá đẹp, là vì bên cạnh sức mạnh tinh thần từ 67.000 khán giả ở 2 trận đầu, họ còn thấy rõ thực tế là họ chẳng thể nào vượt qua vòng bảng, dù toan tính kiểu gì đi chăng nữa? “Quả cảm” hay không, cũng chẳng có sự lựa chọn khác.
Nhìn chung, với hai trận “xém thắng”, và một trận “xém hòa”, rút cuộc thì cũng đều không có đoạn kết hòa hoặc thắng thật, thì hơn cả một sự ngẫu nhiên, đấy là vấn đề trình độ rồi\. Đan Mạch không cần nhiều lần “xém thắng”. Họ lập tức vượt qua vòng bảng, rất oanh liệt, với chỉ cần một lần chiến thắng xứng đáng.
Tóm lại, giai đoạn knock-out sắp tới, và vòng bảng EURO vừa qua là hai bối cảnh khác nhau hoàn toàn, mà theo đó tùy theo hoàn cảnh riêng, mục tiêu cũng như sự thể hiện của các đội là khác hẳn nhau,
Từ năm 1988 đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ Tây Ban Nha thời tiqui-taca, có 7 đội từng thắng tuyệt đối ở vòng đấu bảng EURO. Tuy nhiên, lên ngôi vô địch thì không có ai trong số đó!
Xem thêm: BTC Eurro 2020 Phải Thay Đổi Quy Định Vì Paul Pogba